Ngoại hạng Anh: Hủy diệt Chelsea, Arsenal tạm chiếm ưu thế trong cuộc đua tay ba
Để góp phần phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải, ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông TN-MT (Bộ TN-MT), cho rằng công nhân lao động là đối tượng tiên phong để thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường. Thời gian qua, đã có nhiều ý tưởng sáng kiến đến từ cơ sở, những người lao động.Giải bóng rổ VBA 2023: Saigon Heat nhận thất bại đầu tiên
“Mình tin rằng, việc học không chỉ dừng lại khi chúng ta tốt nghiệp trường đại học hay giành được một chứng chỉ nào đó. Bằng cấp chỉ là một tấm vé thông hành tạm thời, còn tâm trí liên tục học hỏi mới thực sự giúp chúng ta mở mang và bồi đắp lòng khiêm tốn. Đó là lý do vì sao mình luôn tự nhắc nhở bản thân rằng: mình còn yếu kém. Chính sự tự vấn đó đã thúc đẩy mình phải liên tục nâng cấp bản thân”, Linh bày tỏ.
Động đất tại Đài Loan, khách Việt có hủy tour?
Với những đóng góp tích cực cho kinh tế TP.HCM và nền kinh tế Việt Nam, ACB được công nhận và đánh giá cao từ các cơ quan quản lý.Sự kiện ký kết được tổ chức trong khuôn khổ triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM với mục tiêu đẩy mạnh chương trình hỗ trợ lãi suất, đồng thời đánh dấu nỗ lực trong việc huy động và tối ưu nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, nhằm thực hiện các dự án lĩnh vực ưu tiên phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trọng điểm của thành phố.Đại diện ACB nhấn mạnh "Thỏa thuận hợp tác với HFIC đánh dấu bước phát triển chiến lược của ACB trong việc đồng hành cùng chính quyền TP.HCM thúc đẩy hạ tầng kinh tế - xã hội. Với vai trò tiên phong và cam kết dài hạn, ACB sẽ không ngừng đổi mới để đóng góp vào công cuộc thay đổi diện mạo kinh tế và sự phát triển bền vững, thịnh vượng của thành phố".Với năng lực tài chính vững mạnh và kinh nghiệm trong thị trường vốn, ACB sẽ phối hợp cùng HFIC triển khai các sáng kiến theo định hướng phát triển nguồn vốn của TP.HCM bao gồm: phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, huy động vốn cho các dự án PPP, đặc biệt tập trung vào hạ tầng giao thông, y tế, và giáo dục. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của địa phương.Năm 2024, tổng giá trị tổng giá trị sản phẩm địa phương (GRDP) của TP.HCM ước đạt 1,78 triệu tỉ đồng, đạt mức tăng 7,17%. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết năm 2025, thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số, tối thiểu 10%. Để đạt được mục tiêu đó, ước tính cần 620.000 tỉ đồng vốn cho đầu tư phát triển. Đây là động lực quan trọng bên cạnh tiêu dùng, xuất khẩu, các nhân tố mới thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong tổng vốn đầu tư cần có, bên cạnh đóng góp từ ngân sách, huy động ngoài ngân sách cần khoảng 510.000 tỉ đồng trong đó hệ thống ngân hàng dự kiến cung ứng 370.000 tỉ đồng và 140.000 tỉ đồng còn lại đến từ nhiều nguồn như kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI),... và bao gồm chương trình hợp tác của HFIC và các ngân hàng. Lãnh đạo chính quyền thành phố cũng nhấn mạnh ngân hàng có vai trò then chốt, quyết định cho mục tiêu tăng trưởng của thành phố.Từ hợp tác với HFIC, ngân hàng ACB tiếp tục khẳng định uy tín và vị thế được công nhận từ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương. Tại TP.HCM, ACB nằm trong nhóm ngân hàng đi đầu trong đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và nguồn thu cho ngân sách của thành phố. Theo đó, tháng 12.2024, UBND TP.HCM đã gửi bằng khen công nhận đóng góp tích cực ACB vào công tác chỉ đạo, quản lý thu và nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2024. Trước đó, năm 2023 ACB đã đóng góp 5.214 tỉ đồng vào ngân sách Nhà nước, thuộc Top 3 ngân hàng tư nhân và Top 8 doanh nghiệp tư nhân đóng góp ngân sách lớn nhất năm.ACB cũng là một trong những thành viên năng động và tích cực trên thị trường trái phiếu chính phủ khi sở hữu một danh mục đầu tư trái phiếu lành mạnh hàng đầu thị trường, trong đó trái phiếu Chính phủ chiếm 85%, còn lại là trái phiếu các TCTD. Tất cả đều là tài sản có tính thanh khoản cao. Đầu tư vào trái phiếu chính phủ cũng mang về hiệu quả kinh doanh tích cực cho ACB, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Nhờ những đóng góp lớn trong tạo lập thị trường, tháng 11.2024 ACB đã được Bộ Tài Chính vinh danh là đơn vị có đóng góp tích cực cho sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ giai đoạn 2020-2024, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở đợt hội quân lần này, đội tuyển U.22 Việt Nam sẽ tham dự giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025, diễn ra tại Trung Quốc. Đây là lần thứ hai liên tiếp đội tuyển U.22 Việt Nam nhận lời mời tham dự giải đấu chất lượng tại Trung Quốc. Giải đấu lần trước diễn ra vào tháng 9.2024, khi đó đội tuyển U.22 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh đã có 3 trận "thử lửa" rất hữu ích, lần lượt trước U.22 Trung Quốc (thua 1-2), U.22 Uzbekistan (thua 1-2) và U.22 Malaysia (thắng 2-1).Tại giải năm nay, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) tiếp tục duy trì thành phần khách mời rất chất lượng từ những khu vực khác nhau của châu Á nhằm tăng tính cọ xát, nâng cao trình độ cho các cầu thủ trẻ. Bên cạnh khách mời quen thuộc là U.22 Việt Nam (Đông Nam Á) và U.22 Uzbekistan (Trung Á), giải còn có sự tham gia của một đội tuyển rất mạnh của Đông Á là U.22 Hàn Quốc.U.22 Việt Nam đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc vào ngày 20.3. Sau đó, các chàng trai của Việt Nam gặp U.22 Trung Quốc vào ngày 23.3, rồi chạm trán U.22 Uzbekistan vào ngày 25.3.Theo kế hoạch, đội tuyển U.22 Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào ngày 10.3, tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam. Do cùng thời điểm với đợt tập trung FIFA Days tháng 3.2025 của đội tuyển Việt Nam, nên HLV Kim Sang-sik tiếp tục trao quyền HLV trưởng đội tuyển U.22 Việt Nam tham dự giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025 cho trợ lý HLV Đinh Hồng Vinh.
Tiết kiệm chi phí và đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu với Bizfly Simple Storage
Sáng 30.12, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết sau thời gian cấm ô tô để sửa chữa giai đoạn 1, cầu Câu Lâu mới chính thức thông xe vào lúc 8 giờ sáng nay.Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới tại Km953+340 trên QL1 qua Quảng Nam được xây dựng, đưa vào khai thác từ năm 2005, nằm trên tuyến tránh Vĩnh Điện. Đến nay, cầu xuất hiện một số hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu nhịp.Do đó, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam triển khai sửa chữa đột xuất đảm bảo an toàn giao thông cầu. Hiện tại cầu Câu Lâu (cũ) nằm song song cầu Câu Lâu mới cũng đang thi công sửa chữa và cấm ô tô lưu thông qua cầu. Phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới đợt 1 từ 12 giờ ngày 23.12 đến 31.12.Đến nay, việc thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt. Như vậy, thời gian sửa cầu đợt 1 đã hoàn thành sớm hơn dự kiến. Vì vậy, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.Cũng theo ông Duy, đơn vị cũng đề nghị đơn vị thi công phối hợp các đơn vị liên quan tháo dỡ hoặc che khuất nội dung hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã lắp đặt (phục vụ tổ chức phân luồng giao thông) để các phương tiện lưu thông bình thường."Dự kiến sau ngày 15.1 tháng giêng âm lịch, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục cấm xe ô tô để tiến hành sửa chữa cầu Câu Lâu mới giai đoạn 2 để đảm bảo an toàn", ông Duy nói.Như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới. Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Đợt 2 cấm xe lưu thông để sửa chữa bắt đầu từ 12 giờ ngày 13.2.2025 (tức 16 tháng giêng âm lịch), kéo dài đến 16 giờ ngày 5.4.2025.